ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DỰ PHÒNG TIÊN PHÁT BỆNH TIM MẠCH

11/24/2020 1:18:24 PM  13:18

Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thị Bạch Yến

Mục tiêu của việc đánh giá là để nhằm cải thiện các quy trình chăm sóc, từ đó áp dụng thống nhất cho các bệnh nhân.

AHA/ACCFphối hợp với ba hiệp hội khác đã phát triển các khuyến nghị về các biện pháp thực hiện để ngăn ngừa tiên phát BTM, cung cấp thông số kỹ thuật chi tiết cho mỗi biện pháp, bao gồm tử số, mẫu số, thời gian đánh giá, phương pháp báo cáo, nguồn dữ liệu, lý do và thách thức khi thực hiện.

Các biện pháp thực hiện được đề xuất trong tài liệu này là dựa trên các quy trình chăm sóc dự kiến sẽ mang đến lợi ích trong phòng ngừa tiên phát. 13 biện pháp được đưa vào bộ đo lường hiệu suất và đánh giá, việc sử dụng từng biện pháp có thể là báo cáo công khai (A/PR)hoặc chỉ trong phạm vi cải thiện chất lượng nội bộ (IQI).

Bảng 10.1Bộ công cụ đo lường hiệu suất phòng ngừa tiên phát BTM của AHA/ACCF, bao gồm các biện pháp kiểm soátyếu tố nguy cơ lối sống và bệnh lý. Tài liệu cũng mô tả chi tiết từng nhiệm vụ:  sàng lọc, tư vấn lối sống và kiểm soát cân nặng, huyết áp và lipit.

Bảng 10.1 Bộ công cụ đánh giá hiệu quả dự phòng tiên phát bệnh tim mạch (theo AHA / ACCF)

Tên của
nhiệm vụ

Phương pháp đo lường

Chỉ định

Sàng lọc YTNC về lối sống

Đánh giá các YTNC về lối sống

A / PR, IQI

Tư vấn về chế độ ăn uống

Tư vấn chế độ ăn uống lành mạnh

A / PR

Tư vấn hoạt động thể chất

Tư vấn tham gia hoạt động thể chất thường xuyên

A / PR

Hút thuốc lá/ sử dụng thuốc lá

Đánh giá nguy cơ đối với hành vi sử dụng thuốc lá và hút thuốc lá

A / PR, IQI

Hút thuốc / cai thuốc lá

Can thiệp cai thuốc lá đối với hút thuốc lá chủ động (hoặc sử dụng thuốc lá)

. A / PR

Cân nặng

Đo cân năng, chiều cao và chỉ số khối cơ thể và / hoặc vòng eo

A / PR

Kiểm soát cân nặng

Tư vấn để đạt được và duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng

A / PR IQI

Huyết áp

Đo huyết áp ở tất cả bệnh nhân

A / PR

Kiểm soát huyết áp

Kiểm soát huyết áp hiệu quả hoặc điều trị phối hợp cho bệnh nhân tăng huyết áp

A / PR IQI

Đo lipit máu

Thực hiện định lượng bilan lipit máu lúc đói

A / PR IQI

Điều trị và kiểm soát lipit máu

Tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng các mục tiêu điều trị LDL-C hiện tại HOẶC được chỉ định một hoặc nhiều thuốc hạ lipit ở liều dung nạp tối đa

A /PR

Ước tính nguy cơ tổng thể

Sử dụng điểm nguy cơ đa biến để ước tính nguy cơ tuyệt đối xuất hiện bệnh ĐMV cho bệnh nhân

IQI

Sử dụng Aspirin

Sử dụng Aspirin ở bệnh nhân không có bằng chứng lâm sàng về bệnh xơ vữa động mạch có nguy cơ mắc bệnh TM cao hơn

IQI

A / PR:  Các biện pháp / báo cáo công khai (phù hợp với mọi mục đích sử dụng, bao gồm cải thiện chất lượng nội bộ, trả tiền cho hiệu suất, xếp hạng bác sĩ và công khai báo cáo);

IQI: Các biện pháp cải thiện chất lượng nội bộ (chỉ được khuyến nghị sử dụng trong các chương trình cải tiến chất lượng nội bộ; không phù hợp với bất kỳ mục địch sử dụng khác, ví dụ: trả tiền cho hiệu suất, xếp hạng bác sĩ hoặc báo cáo công khai)

Hình 1, trình bày một công cụ thu thập dữ liệu để hỗ trợ thực hiện và đo lường. Các tổ chức cá nhân có thể sửa đổi công cụ mẫu hoặc phát triển một công cụ khác dựa trên tiêu chuẩn và quy định địa phương.

Hình 1- Bộ công cụ đánh giá dự phòng tiên phát bệnh Tim mạch theo


 

Tài liệu tham khảo:

  1. Khuyến cáo chẩn đoán và xử trí THA Phân hội THA/Hội Tim Mạch học Việt nam 2018.
  2. 2019 ESC/EAS Guidelines for the management of dyslipitaemias: lipit modification to reduce cardiovascular risk: The Task Force for the management of dyslipitaemias of the European Society of Cardiology (ESC) and European Atherosclerosis Society (EAS).
  3. 2016 European Guidelines on cardiovascular disease prevention in clinical practice: The Sixth Joint Task Force of the European Society of Cardiology and Other Societies on Cardiovascular Disease Prevention in Clinical Practice.Developed with the special contribution of the European Association for Cardiovascular Prevention & Rehabilitation (EACPR).
  4. 2019 ACC/AHA Guideline on the Primary Prevention of Cardiovascular Disease: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines. J Am Coll Cardiol 2019;March 17
  5. Gielen S., Backer G. de, Piepoli M.F., et al., eds. (2015), The ESC textbook of preventive cardiology, Oxford University Press, Oxford, United Kingdom.
  6. Jennings C., Graham I., and Gielen S. (2016), The ESC Handbook of Preventive Cardiology, Oxford University Press, Oxford, United Kingdom.
  7. L Theorell, T: Stress Reduction Programs for the work place. In: Gatchel, RJ and Schultz, IZ. Handbook of Occupational Health and Wellness. Springer Science, New York 2012.)
  8. Leon AS, Connett J, Jacobs DR Jr, Rauramaa R. Leisure-time physical activity levels and risk of coronary heart disease and death. The Multiple Risk Factor Intervention Trial. JAMA J Am Med Assoc. 1987; 258: 2388–2395; Manson JE, Greenland P, LaCroix AZ, Stefanick ML, Mouton CP, Oberman A, Perri MG, Sheps DS, Pettinger MB, Siscovick DS. Walking compared with vigorous exercise for the prevention of cardiovascular events in women. N Engl J Med. 2002; 347: 716–725
  9. Williams.P, Physical fitness and activity as separate heart disease risk factors: a meta-analysis, Medicine & Science in Sports & Exercise, 33:5 2001, with permission from Wolters Kluwer).
  10. Chakravarthy MV, Booth FW. Eating, exercise, and ‘thrifty’ genotypes: connecting the dots toward an evolutionary understanding of modern chronic diseases. J Appl Physiol Bethesda Md 1985 2004; 96: 3–10).
  11. J Appl Physiol Bethesda Md 1985 2004; 96: 310.