Dự án phòng, chống bệnh tim mạch - Chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế
Cơn tăng huyết áp cấp cứu được định nghĩa khi huyết áp tâm thu cao trên 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương cao trên 120 mmHg kèm theo một trong các triệu chứng tổn thương cơ quan trong cơ thể như đau đầu, nhìn mờ, khó thở, đau ngực, yếu hoặc liệt nửa người…
Bệnh tĩnh mạch chi dưới mạn tính là tình trạng bất thường về cấu trúc hoặc chức năng kéo dài ảnh hưởng đến hệ thống tĩnh mạch, gây ra các triệu chứng đòi hỏi phải được chẩn đoán và điều trị.
Suy tim mạn tính là tình trạng suy tim tiến triển theo thời gian. Khác với suy tim cấp diễn biến đột ngột và nhanh, suy tim mạn tính diễn ra từ từ trong thời gian dài, ngày càng nặng hơn nếu như không có biện pháp kiểm soát tốt.
Người bệnh tim mạch cần tiếp tục tuân thủ tốt phác đồ điều trị và theo dõi tình trạng sức khoẻ của bản thân. Căn cứ vào tình hình thời tiết và lịch hẹn của bác sĩ để có kế hoạch tái khám phù hợp, tránh để bị ngừng/hết thuốc.
NMCT cấp là bệnh lý thiếu máu cơ tim cấp tính, do mảng xơ vữa trong lòng động mạch vành nứt vỡ đột ngột, dòng máu chảy trong lòng động mạch vành ngưng trệ, khiến cho vùng cơ tim tương ứng không được tưới máu. Nếu tình trạng thiếu máu cơ tim kéo dài, vùng cơ tim thiếu máu không còn khả năng hồi phục dẫn đến hoại tử, nguy hiểm hơn có thể xuất hiện các rối loạn nhịp, cơ tim “mủn nát” gây vỡ thành tim, người bệnh đứng trước nguy cơ đột tử ngay lập tức.
Động mạch chủ (ĐMC) là động mạch lớn nhất trong cơ thể đưa máu từ tim đi nuôi toàn bộ cơ thể. Van ĐMC là lá van ngăn cách giữa ĐMC và tâm thất trái.
Hẹp van ĐMC là nguyên nhân thường gặp nhất gây tắc nghẽn đường tống máu của tâm thất trái. Đây là một trong những bệnh lý van tim phổ biến nhất ở các nước phát triển, nam gặp nhiều hơn nữ, gia tăng theo tuổi, tỷ lệ mắc tới 2% ở người trên 65 tuổi và ngày càng trở nên phổ biến do dân số già hoá và các tiến bộ trong chẩn đoán.
Bệnh động mạch chi dưới là tình trạng bệnh lý xảy ra khi lòng động mạch bị tắc hoặc hẹp nhiều, làm giảm cấp máu cho chân, gây ra các triệu chứng như đau, loét ngón, dẫn đến nguy cơ cắt cụt chi (chiếm tỷ lệ khoảng 3-4 % tổng số ca bệnh).
Rung nhĩ là bệnh lý rối loạn nhịp tim xuất phát từ tâm nhĩ khi các hoạt động điện đồng bộ bị thay thế bằng các hoạt động điện hỗn loạn, dẫn đến sự co bóp mất đồng bộ và làm giãn tâm nhĩ. Xung động điện hình thành rất nhanh (thường > 400 lần/phút) và không đều.
Suy tim là tình trạng bệnh lý trong đó tim không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu oxy cho các hoạt động của cơ thể. Dựa vào diễn biến của bệnh, suy tim được chia thành hai thể là suy tim cấp và suy tim mạn tính. Suy tim cấp có thể là suy tim mới xuất hiện, cũng có thể là đợt tiến triển nặng lên của suy tim mạn tính gọi là đợt cấp mất bù của suy tim.
Viêm cơ tim là tình trạng viêm của cơ tim. Tình trạng này có thể làm giảm khả năng co bóp của cơ tim và gây ra các rối loạn nhịp tim cấp tính, nguy hiểm.
Virus là căn nguyên hàng đầu gây viêm cơ tim, ngoài ra có thể do các loại nhiễm khuẩn khác, hoặc do phản ứng với một số thuốc. Triệu chứng của viêm cơ tim gồm có: đau ngực, mệt mỏi, khó thở, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp tim.
Bạn “chờ” khi có dấu hiệu đau đầu, chóng mặt hay tức ngực, khó chịu trong người mới nghĩ đến Tăng huyết áp? Quá muộn, bạn có thể đã bị những biến chứng nguy hiểm của “kẻ giết người thầm lặng” này như đột quỵ não, nhồi máu cơ tim hay phình tách thành động mạch chủ, …
Suy tim là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong các bệnh không lây nhiễm cùng với các bệnh khác như ung thư và tai biến mạch máu não. Suy tim là nguyên nhân gây tử vong cho 300.000 bệnh nhân mỗi năm ở Mỹ.
Đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, thói quen ăn uống và sinh hoạt cũng thay đổi theo thời gian. Nhiều người ít vận động hơn, ăn uống nhiều loại đồ ăn có thể ảnh hưởng tới chuyển hóa của cơ thể.
Các phương pháp điều trị bệnh lý tim mạch hiện đại như thay van tim nhân tạo, các thủ thuật can thiệp động mạch vành, can thiệp động mạch chủ ngày càng phổ biến. Chính nhờ những phương pháp này mà nhiều bệnh nhân đã được cứu sống và khoẻ mạnh. Khi đã mắc bệnh tim mạch, bệnh nhân thường phải điều trị thuốc suốt đời, có một số loại thuốc phải uống đều hàng ngày để đảm bảo không hình thành huyết khối và dự phòng biến chứng tắc mạch như thuốc chống đông máu kháng vitamin K.