Dự án phòng, chống bệnh tim mạch - Chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế
Cholesterol và triglycerid máu là các thành phần chất béo ở trong máu. Chúng thường được gọi là các thành phần mỡ của máu hay chính xác hơn là Lipide máu
1.1- Cholesterol là gì?
Cholesterol là chất giống như mỡ có ở màng tế bào mọi bộ phận của cơ thể từ hệ thần kinh đến gan, tim. Cơ thể sử dụng Cholesterol để tạo các hocmon, axit mật, vitamin D và nhiều chất khác.
Khoảng 30% lượng cholesterol của cơ thể là từ thức ăn chúng ta ăn vào cung cấp, 70% còn lại là do cơ thể sản xuất ra. Cơ thể sản xuất mọi loại cholesterol cần thiết cho cơ thể .
Cholesterol tuần hoàn trong máu, nhưng tự bản thân không thể di chuyển đựợc trong máu. Tương tự như là dầu với nước thì Cholesterol và máu không thể kết hợp với nhau được. Do vậy để luân chuyển trong máu, Cholesterol phải kết hợp với một protein (còn goi là Apoprotein) tạo thành Lipoprotein. Lipoprotein có lõi bên trong gồm cholesterol và Triglycerid, vỏ ngoài là protein (Apoprotein) và phospholipid. (hình 1)
Hình 1- Cấu tao của lipoprotein gồm có lõi là Cholesterol (CE) và Triglyceride (TG) , ngoài vỏ là Protein (Apoprotein)
Có nhiều loại Lipoprotein mang cholesterol, nhưng có 2 loại Lipoprotein chính trong máu là:
1- Loại Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C) còn goi là Cholesterol ‘xấu”, do nó mang cholesterol đến các mô của cơ thể trong đó có động mạch. Phần lớn lưọng Cholesterol trong máu là LD-C. Mức LDL trong máu càng cao, nguy cơ bị bệnh tim mạch càng cao.
Hình 2- các loại Lipoprotein trong huyết tương (máu)
HDL - loại “ Tốt’
Các loại không phải HDL - Loại “Xấu”, trong đó có có LDL ( Low Density Lipoprotein)
2- Loại Lipoprotein có tỷ trong cao (HDL-C) còn goi là Cholesterol ‘tốt”, do nó giúp mang cholesterol từ các mô ( trong đó có động mạch) đi về gan (hình 3), và từ gan sẽ đào thải ra khỏi cơ thể. Mức HDL trong máu càng thấp, nguy cơ bị bệnh tim mạch càng cao.
Hình 3- HDL mang cholesterol từ các mô và thành mạch về gan để thải ra ngoài qua axit mật
Khi có quá nhiều Cholesterol trong máu, lượng Cholesterol thừa sẽ xâm nhập vào thành mạch. Cùng với thời gian lượng mỡ tích ở thành mạch càng tăng tạo thành mảng xơ vữa (ảnh 4). Mảng xơ vữa làm hẹp lòng mạch và làm thành mạch cứng, kém mềm mại, tình trạng này goi là “Xơ vữa động mạch”.
Hình 4- Quá trình lắng đọng mỡ ở thành mạch, hình thành mảng xơ vữa gây hẹp lòng mạch và vỡ mảng xơ vữa tạo thành huyết khối gây lấp tắc lòng mạch máu
Tình trạng xơ vữa này có thể xảy ra ở bất kỳ mạch máu nào của cơ thể bao gồm mạch vành tim. Nếu động mạch vành bị tắc nghẽn do mảng xơ vữa, vùng cơ tim mà nó cấp máu sẽ không được cung cấp đủ Oxy và dinh dưỡng, tình trạng này sẽ dẫn đến “Đau thắt ngực”. Mảng xơ vữa có chứa nhiều cholesterol và vỏ mỏng có thể bị vỡ ra, giải phóng Cholesterol và mỡ vào trong lòng mạch máu. Giải phóng mỡ và cholesterol sẽ làm hình thành cục huyết khối ngay trên mảng xơ vữa và làm cản trở máu đi qua động mạch, tình trạng này gọi là đột quỵ tim hay nhồi máu cơ tim.
Khi mảng xơ vữa ảnh hưởng đến động mạch vành, tình trạng này goi là bệnh động mạch vành (ĐMV), đây là một bệnh lý tim mạch quan trọng nhất hiện nay, là “Kẻ giết ngưòi số 1”.
Do tình trạng tăng cholesterol ảnh hưởng đến bệnh ĐMV nên tăng cholesterol là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất. Yếu tố nguy cơ là tình trạng bệnh hoặc thói quen làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch. Các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim mạch trình bày ở bảng 1. Khi chúng ta có càng nhiều yếu tố nguy cơ thì khả năng chúng ta bị bệnh tim mạch càng cao và mức độ tăng lên này theo cấp số nhân chứ không phải là cấp số cộng.
1.2 Triglyceride là gì?
Triglyceride là dạng khác của mỡ được tìm thấy trong máu và trong thức ăn.
Các yếu tố làm tăng Triglyceride là thứa cân béo phì, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, ít hoạt động thể lực, ăn quá nhiều chất bột (chiếm > 60% năng lưọng ăn vào).
Các nghiên cứu gần đây thấy tăng Triglyceride giới hạn (150 -199 mg/dl) hay ở mức cao (200 - 499 mmg/dl) làm tăng nguy cơ tim mạch. Khi Triglyceride tăng rất cao > 500 mg/dl thì có nguy cơ cao bị viêm tụy, vì vậy cần điều chỉnh ngay bằng thuốc để phòng ngừa tình trạng này.
Để giảm Triglyceride cần giảm cân, ngừng hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, tăng cường hoạt động thể lực, hạn chế đường đơn, đôi khi phải dùng thuốc .
1.3-Các yếu tố ảnh hưởng đến Cholesterol và Triglycerit máu
Có rất nhiều yếu tố, được chia thành 2 nhóm chính là các yếu tố không thể thay đổi và các yếu tố có thể thay đổi:
* Các yếu tố không thể thay đổi:
Yếu tố di truyền: LDL cholesterol chủ yếu là do là do cơ thể tạo ra. Việc cơ thể sản xuất ra LDL (số lưọng bao nhiêu, nhanh hay châm, thải ra ngoài cơ thể như thế nào) đều phụ thuộc đặc hiệu vào 1 gen. Có nhiều người thừa hưởng gen di truyền từ bố mẹ hoặc ông bà do vậy tao ra quá nghiều LDL. Tăng cholesterol trong trưòng hợp này là do yếu tố gia đinh. Tuy nhiên có ít ngưòi là do yếu tố gen quyết đinh. Ngựoc lại, nhiều ngưòi không có yếu tố gia đình vẫn có thể bị tăng LDL. Tăng LDL có thể gặp ở mọi ngưòi, cả ngưòi trẻ, ngưòi không có yếu tố gia đình.
Tuổi : Từ 20 tuổi cholesterol bắt đầu tăng và tiếp tục cho đến 60-65 tuổi.
Giới: Tăng mỡ máu không chỉ là nỗi lo của nam giới
Hóc môn nữ estrogen giúp làm tăng HDL –C và như vậy theo quy luật nữ giới có nồng độ HDL-C trong máu cao hơn nam. Estrogen cao nhất lúc còn trẻ. Điều này giải thích tại sao phụ nữ trước khi mãn kinh thưòng đựoc bảo vệ khỏi bệnh tim mạch
Liệu pháp Hocmon thay thế ở giai đoạn mãn kinh có lợi ích cho các tình trạng loãng xưong hoặc một số bệnh lý khác có liên quan đến mãn kinh. Tuy nhiên Hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyên cáo là liệu pháp này không không sử dụng để phòng ngừa bệnh tim mạch. Nghiên cứu HERS tiến hành trên các phụ nữ có tiền sử tim mạch thấy rằng các phụ nữ này không thu đựoc lợi ích gì khi sử dụng liệu pháp hóc môn thay thế. Các nghiên cứu gần đây khẳng định liệu pháp hocmon không làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch hay đột quy ở phụ nữ mãn kinh. Phụ nữ có tiền sử gia đình bị ung thư vú hoặc ung thư có liên quan đến nội tiết không đựoc dùng liệu pháp hocmon
AHA khuyên cáo sử dụng thuốc hạ mỡ máu để điều trị cho tất cả bệnh nhân nữ có bệnh tim mạch. Thuốc phải kết hợp các chế độ ăn giảm mỡ báo hoà, mỡ dạng Trans, giảm muối, ăn nhiều rau, quả, thức ăn nhiều xơ, ăn các loại nguyên hạt, các thức ăn thành phần chất béo thấp hoặc không có chất béo. Cá (cá hồi, ..) nên ăn ít nhất 2 bữa 1 tuần. Thêm nữa, cần chú ý về cân nặng, hoạt động thể lực đều đặn, không hút thuốc
Trước 50 tuổi, LDL ở nam có xu hướng cao hơn nữ, sau 50 tuổi , ngược lại ở nữ cao hơn nam. Đó là do sau mãn kinh, LDL ở phụ nữ tăng lên
* Các yếu tố có thể thay đổi:
Chế độ ăn : có 3 nhóm thức ăn làm tăng LDL là :
Tăng cân: Thừa cân làm tăng cả LDL và Triglyceride, làm giảm HDL –C. Giảm cân làm giảm LDL và Triglyceride đồng thời làm tăng HDL
Ít hoạt động thể lực: ít hoạt động thể lực sẽ làm tăng cân và làm tăng LDL, giảm HDL. Hoạt động thể lực thường xuyên sẽ giúp tăng HDL và giảm Triglyceride và giúp giảm cân, qua đó giảm LDL.
Bảng 1: Các yếu tố nguy cơ tim mạch: là tình trạng bệnh hoặc thói quen làm tăng nguy cơ bị bệnh, gồm 2 nhóm là các yếu tố không thể thay đổi và nhóm các yếu tố có thể thay đổi. Phần lớn là có thể thay đổi. + Các yếu tố không thể thay đổi:
+ Các yếu tố có thể thay đổi:
|
Tác giả: PGS.TS.Nguyễn Thị Bạch Yến - Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai.