Làm thế nào để biết bị tăng cholesterol và Triglycerid ?

12/28/2018  00:00

Rất nhiều người trong chúng ta bị tăng mỡ máu nhưng cơ thể chúng ta hoàn toàn không thể tự nhận biết được điều đó. Vì vậy chúng ta phải định kỳ đi kiểm tra xét nghiệm lượng mỡ trong máu.

Từ 20 tuổi trở lên chúng ta phải định kỳ làm xét  nghiệm đo lượng mỡ trong máu, ít nhất 5 năm 1 lần. Nếu chúng ta đã bị tăng cholesterol hoặc triglyceride thì chúng ta phải xét nghiệm thưòng xuyên hơn. Cần phải hỏi ý kiến bác sỹ về khoảng cách giữa các lần  định kỳ làm xét nghiệm.

Các thông số về mỡ máu cần làm xét nghiệm là Cholesterol toàn phần (là mức cholesterol ở trong tất cả các loại Lipoprotein), HDL - C, LDL– C, Triglyceride.

Xét nghiệm mỡ máu cần làm lúc đói, sau ăn 9 giờ đến 12 giờ. Nếu không nhịn ăn, chúng ta vẫn có thể định lượng được chính xác Cholesterol toàn phần và HDL – C. Đơn vị đo lường mức mỡ trong máu là miligam trong 1 Decilit máu (mg/ dl ) hoặc Mol/ l.

Tuỳ theo kết quả về mức mỡ máu đo đựoc, chúng ta  sẽ xác định đượcc mức mỡ máu của chúng ta ở các mức Tối ưu (tốt nhất) hay Gần tối ưu hay giới hạn cao, cao hoặc rất cao (bảng 1).

Tùy theo mức phân loại này mà chúng ta sẽ có biện pháp, chiến lược khác nhau để kiểm soát tốt mức Cholesterol máu của chúng ta và để đạt được điều chúng ta mong muốn là “giảm nguy cơ bị bệnh mạch vành, đột quỵ cũng như các bệnh tim mạch khác”.

Bảng 1- Phân loại Cholesterol và Lipide máu

Cholesterol toàn phần

 

< 200 mg/dl

Bình thưòng

200 – 239 mg/dl

Giới han cao

Từ 240 mg/dl

Cao

LDL-C

 

< 100 mg/dl

Tối ưu (Lý tưỏng)

100 -129 mg/dl

Gần tối ưu

130 -159 mg/dl

Giới han cao

160 – 189 mg/dl

Cao

từ 190 mg/dl trở lên

rất cao

HDL –C

 

< 40 mg/dl

Thấp (là yếu tố nguy cơ Tim mạch quan trọng)

Từ 60 mg/dl trở lên

Cao (Có tác dụng bảo về chống lại bệnh tim mạch)

Triglyceride

 

<150 mg/dl

Bình thường

150–199 mg/dl

Giới hạn cao

200 – 499 mg/dl

Cao

Từ 500 mg/dl trở lên

rất cao

Tác giả: PGS.TS.Nguyễn Thị Bạch Yến - Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai.